Cách cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng

Cách cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái tuy là những vấn đề căn bản nhưng rất nhiều bác tài lại xem nhẹ, đôi khi chính những vấn đề này lại gây ra hậu quả đáng tiếc. 

XEM THÊM: 

Cách điều chỉnh ghế lái 

Tư thế ngồi đúng không chỉ giúp người cầm lái có cảm giác thoải mái mà còn dễ dàng quan sát xung quanh, kiểm soát bảng đồng hồ. Đa số những bác tài chuyên nghiệp luôn tạo thói quen chỉnh ghế lái trước khi khởi hành. Dưới đây là một số nguyên tắc chỉnh ghế lái để không bị mệt mỏi trong suốt hành trình:


1.    Khoảng cách ghế ngồi không nên quá sát vô-lăng, nên điều chỉnh sao cho khi ngồi bạn có thể đạp hết cả chân ga và chân phanh mà không cần phải rướn. Sau đó, chỉnh cho lưng ghế hơi ngửa ra sao cho vị trí từ vô-lăng đến ngực bạn tạo một khoảng trống tầm 250mm.
2.    Độ cao của ghế liên quan đến vô-lăng và depal. Nên chỉnh ghế sao cho mắt nằm trên tâm điểm của kính chắn gió. Không để tấm che nắng gây cản trở tầm nhìn khi kéo xuống.
3.    Khoảng cách từ mặt đến vô-lăng từ 30-40cm sẽ giúp túi khí hoạt động hiệu quả hơn trong trường hợp có va chạm, giảm thiểu những chấn thương.
4.    Độ cao ghế nên được chỉnh sao cho ở tư thế ngồi chân co sát vào ghế, tay vẫn không chạm đùi, khuỷu tay vừa chạm vào bệ cửa mà tay vẫn cầm được vô-lăng. Tư thế ngồi khác với mọi ngày sẽ khiến bạn cảm thấy hơi bất tiện và không thoải má, tuy nhiên về lâu dài sẽ hình thành thói quen.

Cách cầm vô lăng đúng cách 

Cách cầm vô-lăng cũng là lỗi thường gặp mà không chỉ với những lái mới, nhiều bác tài dày kinh nghiệm đôi khi cũng mắc phải. Vậy nên cầm vô lăng như thế nào để có thể thoải mái? 


1.    Đặt tay ở vị trí thấp giúp bạn không đánh tay quá trớn khi gặp phải sự cố, khiến xe xoay vòng và dễ bị lật. Đặt biệt, với những vô lăng có thiết kế túi hơi chống sốc, khi gặp phải va đập, nếu bạn để tay quá cao sẽ khiến túi hơi bung mạnh vào mặt gây thương tích, thậm chí nứt xương. Vị trí 9h-2h hoặc 10h-3h là vị trí cầm vô lăng thoải mái và dễ kiểm soát nhất.
2.    Không ôm vô lăng quá chặt. Để kiểm soát vô lăng tốt, bạn nên nắm sườn ngoài thay vì cầm phía trong. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, đặt tay ở phía trong vô lăng có thể gây tổn thương cho tay của bạn.
3.    Đôi khi vì một vài lý do nào đó, tài xế thường lái bằng một tay. Tuy nhiên, hãy luôn cố gắng lái xe bằng hai tay nếu có thể. Bởi cách lái này giúp bạn kiểm soát vô lăng tốt hơn và phản ứng nhạy hơn khi xảy ra sự cố. 
Thực hiện đúng những kỹ thuật trên không mất quá nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên sẽ luôn giúp bạn khởi đầu hành trình của mình suôn sẽ hơn.
 

Tin Tức Liên Quan