Kỹ thuật lái xe ô tô số sàn cơ bản

Khác hẳn với xe số tự động, việc lái xe số sàn đòi hỏi người lái sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều thao tác thuần thục cũng như kỹ năng hơn. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người e ngại lái xe số sàn, đặc biệt là những người quen với việc điều khiển xe số tự động. Hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để có thể lái xe an toàn và đỡ mệt mỏi hơn.

XEM THÊM: 

 

Khi khởi động chuyển về số 0

Lưu ý khi bật khóa khởi động xe số sàn, luôn đảm bảo cần số đã chuyển về vị trí trung gian (số 0) và nhả côn hoàn toàn.

Ngoài ra, đối với khởi động xe vào buổi sáng, sau một khoảng thời gian dài xe không vận hành khiến phần lớn dầu lắng xuống động cơ, nếu cho xe chạy ngay có thể khiến máy dễ bị bào mòn và hư hỏng. Việc khởi động vào thời điểm này cần có thời gian để dầu bơm lên đầy đủ. Hãy bật chìa khóa khởi động và cho động cơ nổ trong vòng nửa phút đến một phút trước khi vận hành.

Phối hợp côn và ga nhịp nhàng

Côn cần được cắt hoàn toàn trước khi chuyển số, nghĩa là chân côn cần đạp hết. Thực tế, đa số mọi người cảm thấy việc vào số nặng và khó nếu chân côn chưa được đạp hết. Để việc chuyển số dễ dàng và êm hơn, sau khi nhả côn cho xe di chuyển, chân ga và chân côn cần được phối hợp nhịp nhàng. Nhược điểm của xe số sàn và xe số tự động có lẽ là chân côn, tuy nhiên đôi khi chân côn cũng là ưu điểm. Ngoài tác dụng khi đổi số, cắt côn tùy lúc khi đi đường xấu còn giúp bạn tránh xe bị giằng. Bạn chỉ cần thực hiện đúng "côn ra ga vào", côn sẽ không bị mòn và tránh ì máy.

Số đúng tốc độ

Hầu hết tài xế ở Việt Nam sang số xe khi chưa đủ vòng tua, việc vào số cao khi chưa đủ tốc độ có thể khiến ì xe, xe không thể tăng tốc khi đạp ga. Thường với những hãng xe khác nhau thì có những ngưỡng sang số khác nhau, tuy nhiên trung bình là số 1 tương ứng tốc độ 5-10km/h, số 2 tương ứng  10-15km/h, số 3 tương ứng 15-30km/h, số 4 tương ứng 35-40km/h và số 5 là trên 45km/h. Việc vào số hợp lý không chỉ giúp xe vào các số sau khỏe hơn và bảo vệ máy hơn mà còn đi được êm và nhanh hơn.

Dùng chân côn hợp lý

Việc dùng côn nhiều hay rà côn không phải là nguyên nhân chính khiến côn mau mòn mà do côn tiếp xúc với bánh đà máy đột ngột hay bánh đà máy và sơ cấp ly hợp không cùng vận tốc khi tiếp xúc. Khi đạp và nhả côn, xe không vọt lên hay khựng lại, tốc độ di chuyển êm ái, tiếng máy không đổi là bạn đã thực hiện thao tác chính xác.

Ngoài ra, lưu ý không đạp côn trước khi phanh, khi xe dừng, hãy đạp phanh trước rồi mới đạp côn. Khi xe đã di chuyển và chuyển số hoàn tất, chân cần bỏ hoàn toàn ra khỏi chân côn bởi việc để chân trên chân côn có thể gây giảm tuổi thọ lá côn.

Dùng phanh tay hợp lý

Đa số tài xế Việt Nam có thói quen dùng phanh tay để đề pa ngang dốc và xiết phanh khi có dấu hiệu tụt dốc. Tuy nhiên, thực tế phanh tay thiết kế chỉ nhằm để giữ cho xe đứng yên trong trường hợp xe đã dừng, vì vậy việc kéo phanh khi xe đang tụt dốc là sai lầm nghiêm trọng. Ngoài ra, khi xe đang di chuyển mà phanh chưa được nhả ra hoàn toàn có thể khiến bố phanh mòn nhanh, nguy hiểm hơn là có thể làm dầu sôi nhanh làm phanh mất tác dụng do phát sinh nhiệt.

Kinh nghiệm đề pa

Nhả chân côn hết cỡ khi đề pa có thể gây chết máy xe. Trong khi nhả côn cần giữ chân ga đều cho xe đi chuyển về phía trước.

Về số 0 khi nào?

Về số 0 khi đang đi trên đường có thể khiến quán tính xe tăng đột ngột, khó kiểm soát tốc độ và mất lái, phanh không hoạt động hiệu quả nếu gặp chướng ngại vật dột ngột.

Về số 0 khi xe đang xuống dốc với tốc độ cao, tăng theo gia tốc là hết sức nguy hiểm, phanh dù có hoạt động cũng không thể phát huy tác dụng.

Về số 0 cho xe tự trôi khi sắp đến đèn đỏ cũng là sai lầm bởi trong trường hợp này nếu phanh không hoạt động có thể khiến xe va chạm với xe phía trước hoặc không thể tránh được chướng ngại vật bất chợt vì xe không còn động năng do đã về số 0.

TIN LIÊN QUAN: Cách đánh lái khi lùi xe

Tin Tức Liên Quan