Để có thể lái xe thành thạo không đơn giản cứ học cách vào số, đạp ga, điều khiển xe qua 10 sa hình là hoàn tất. Việc lái xe an toàn còn dựa vào rất nhiều yếu tố phụ khác mà đôi khi bạn không nghĩ đến. Trong đó, cách điều khiển vô lăng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Nhiều người nghĩ rằng việc điều khiến vô lăng không có gì là quá khó. Tuy nhiên, điều khiển vô lăng sai cách, sai tư thế có thể khiến bạn khó xử lý tình huống nếu gặp nguy hiểm bất ngờ.
XEM THÊM:
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn một số phương pháp điều khiển vô lăng đúng để lái xe an toàn hơn.
Một số người sữa chữa ô tô đã cho kinh nghiệm rằng để kiểm soát vô lăng tốt, người lái nên nắm phần sườn ngoài của vô lăng bằng hai tay. Việc nắm vô lăng bằng một tay hoặc nắm phía trong có thể không ảnh hưởng gì nếu bạn đã quen. Tuy nhiên trong một số tình huống nguy hiểm có thể khiến bạn không phản ứng kịp thời cũng như có thể khiến tay bạn bị thương.
Ngoài ra, với một số loại xe cũ, nên nắm vô lăng ở vị trí 9h-13h, 8h-4h hơn là 10h-2h bởi ở vị trí này thường có đặt túi khí, tay có nguy cơ bị đập vào mặt nếu túi khí nổ khi gặp tai nạn.
Tưởng tượng vô lăng là mặt của một chiếc đồng hồ, đặt tay trái tương ứng vị trí 9h-10h, tay phải đặt tương ứng vị trí 2h-4h, ngón cái để dọc vành vô lăng, 4 ngón tay còn lại ôm vành vô lăng. Lưu ý khi điều khiển vô lăng, thả lỏng tay và vai một cách tự nhiên để dù ngồi lâu cũng sẽ không bị mỏi và dễ kiểm soát tay lái hơn.
Cách điều khiển vô lăng trong từng tình huống
Duy trì vị trí xe trên đường
Thực tế, đôi khi xe bạn lách từ bên này sáng bên kia mặc dù bạn đang muốn đi thẳng. Có một mẹo có thể khắc phục hiện tượng này là quan sát biên phía trước và định tâm xe, giữ cho xe đi thẳng.
Để chuyển hướng thì xoay vô lăng theo hướng muốn chuyển. Mức độ xoay phụ thuộc vào mức độ hướng, tuy nhiên lưu ý cần trả vô lăng về vị trí kịp thời sau khi chuyển để xe có thể ổn định theo hướng chuyển động mới.
Đi thẳng
Hai tay để ngang ở khoảng hướng 9h15' sẽ giúp tối ưu hóa kiểm soát khả năng đánh lái và điều khiển những bộ phận phụ khác như cần số, xi nhan, gạt mưa, đèn pha,...khi bạn di chuyển trên đoạn đường thẳng.
Ngoài ra, lưu ý nên để hai ngón tay cái nắm vào phía sau vô lăng nếu di chuyển trên đường bằng phẳng và đặt trên chấu vô lăng nếu di chuyển trên đường gập ghềnh. Không nắm vô lăng quá chặt ngay cả trong những cua gắt. Tư thế thoải mái khi điều khiển xe sẽ giúp bạn cảm nhận rõ rệt sự phản hồi cũng như nhận biết hệ thống đánh lái, bề mặt mặt đường, dễ dàng phản ứng hơn.
Qua khúc cua
Trong trường hợp gặp đoạn đường cong hoặc khúc cua, hãy thực hiện kéo chứ không đẩy. Nghĩa là dùng tay hướng cua để kéo vô lăng thay vì dùng tay kia đẩy. Ví dụ như khi gặp khúc cua bên phải thì dùng lực tay phải kéo vô lăng xoay. Lưu ý vẫn giữ nguyên vị trí tay ở hướng 9h15.
Tuy nhiên, với những khúc cua ở thành phố, hầu như các xe đều phải xoay vô lăng 1800. Để có thể xoay 1800, hai bàn tay cần nắm gần sát nhau để tạo không gian kéo vô lăng, tay không kéo sẽ trược ngược hướng vô lăng khi vô lăng xoay.
Qua khúc cua hẹp
Trong trường hợp qua khúc cua hẹp, cần xoay vô lăng ở góc rộng và xoay nhiều vòng hơn. Giữ tay kéo cố định khi xoay đến vị trí dưới cùng, đồng thời dùng tay còn lại đẩy ngược vô lăng lên.
Tìm vị trí đỗ xe
Khi bạn cần chạy xe lẩn quẩn chầm chậm để tìm vị trí đỗ xe, hãy xoa vô lăng theo cách như hình dưới nhằm tránh xoay vô lăng quá nhanh có thể khiến xe đụng phải xe khác.
TIN LIÊN QUAN: Các biển báo cấm bạn cần phải chú ý khi lái xe ô tô
Năm hết Tết đến cũng là lúc nhu cầu về du lịch và các phương tiện đi lại tăng cao. Khi đó, những dịch vụ đi lại thông thường sẽ có thể không đáp ứng được những trải nghiệm bạn mong đợi. Dịch vụ thuê xe tự lái sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề khó khăn đó.
Lái xe khi vào cua luôn đòi hỏi người lái tính thận trọng cùng kỹ thuật điều khiển chắc chắn bởi khúc cua có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào nếu sơ xảy.
Cách chăm sóc xe ô tô để giúp xe bạn vận hành êm tránh các hỏng hóc không đáng có.
Kinh nghiệm giúp bạn lái xe ô tô an toàn và thoải mái trên đường cao tốc được nhiều bác tài kinh nghiệm áp dụng và chia sẻ.
Biển báo cấm dùng để biểu thị các điều cấm mà người lưu thông trên đường buộc phải chấp hành nhằm đảm bảo cho việc lưu thông được thuận lợi và an toàn.