Hồ Chí Minh-Tây Ninh

Với chỉ một ngày xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đất Tây Ninh và có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn ngon đặc sản địa phương. Đây là nơi tập trung nhiều tín đồ theo đạo Cao Đài, họ đã tạo nên những nét văn hóa ẩm thực chay đặc sắc, bánh tráng tây ninh, muối tây ninh thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Vùng đất này còn nổi danh với tòa thánh Tây Ninh độc đáo, tham quan quần thể di tích, danh lam thắng cảnh như "Núi Bà Đen, chùa Bà Đen", lòng hồ Dầu Tiếng,...

Địa điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ qua:

Tòa Thánh Tây Ninh, Lòng hồ Dầu Tiếng, Núi Bà Đen

Ẩm thực: 

Bánh tráng phơi sương, muối Tây Ninh, Món chay Tây Ninh, mắm chua

Phương tiện đi lại:

Lịch trình tham khảo:

Sáng: Khởi hành từ Sài Gòn đi Tây Ninh tham quan Tòa Thánh Cao Đài, núi bà Đen

Trưa: thưởng thức bữa trưa với các món ăn dân dã địa phương

Chiều: Tham quan lòng hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh

ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TÂY NINH

Tòa ThánhTây Ninh

Địa chỉ: Phạm Hộ Pháp, tt. Hoà Thành, Hoà Thành, Tây Ninh

Giá vé: miễn phí

Tòa Thánh Cao Đài được xây dựng từ năm 1936, tọa lạc trong khuôn viên 1km cách trung tâm thị xã 5km.

Hằng năm, cứ vào ngày mùng 8 tháng giêng và rằm tháng 8 âm lịch tòa thánh tây ninh lại đón hàng vạn hành khách hành hương về dự lẽ vía Đức Chí Tôn và Hội Yến Diêu Trì Cung. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của bà con tín đồ Cao Đài.

Từ xa nhìn lại, tòa thánh hiện ra lộng lẫy, uy nghi nghi với những màu sắc, hoa văn rực rỡ. Thi vào mắt đầu tiên là đỉnh đài cao được trang trí bằng các hình thể, họa tiết tinh xảo, khéo léo, Bạch Ngọc Chung đài, Lôi Âm Cổ Đài, Bát Quái Đài, Nghinh Phong Đài. Càng đến gần du khách sẽ càng ngạc nhiên vì lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Á Đông và Phương Tây.

Phía trước Đền thánh là những pho tượng Xa Nạc theo Đức Phật Thích Ca tầm đạo và cây Bồ Đề hơn trăm năm có nguồn gốc từ Ấn Độ tỏa bóng mát dịu. Ngồi dưới gốc cây Bồ Đề nghỉ ngơi và cảm nhận được sự an bình kì lạ, Hai bên tả hữu là hai cánh rừng với những cây cổ thụ cành lá xanh um, hương rừng ngào ngạt,thu hút chim chóc mùa xuân cà râm ran tiếng ve vào mùa hạ.

Bước vào bên trong tòa thánh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng quả càn khôn in hìn Thiên Nhãn- biểu tượng của đạo Cao Đài, ngắm những bức tượng thờ Tam Giáo Ngũ Chi, đọc những điển tích khuyến đạo dọc hành lang, lắng nghe lời kinh tiếng kệ hòa trong tiếng nhạc trầm bổng của các làng điệu hát nam mà nghe lòng lâng lâng thanh thản, thoải mái.

Cách tòa thánh chưa đầy 200m là điện thờ Phật Mẫu,trang trí trang nhã nhưng tạo vẻ mĩ quan đặc sắc, Bá Huê Viên cây cảnh đa dạng, tram hoa đua nở, hương hoa ngào ngạt. Gần bá Huê Viên là Trai Đường, nơi khách hành hương tinmf được những bữa cơm chay đạm bạc nhưng đầm ấm tình người.

Núi bà Đen

Khu du lịch núi Đen Địa chỉ: Bời Lời, Thanh Tâm thành phố Tây Ninh

Thời gian:  07:00 - 17:00

Nằm cách thị xã Tây Ninh 11km về hướng tây Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 100km về hướng tây, núi Bà Đen là biểu tượng cho mảnh đất-con người Tây Ninh. Nhìn xa núi Bà Đen như một chiếc nón úp trên đồng bằng trên địa bàn của 3 xã: Ninh Sơn, Tân Bình, Thạnh Tân thuộc thị xã Tây Ninh.

Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cảnh nổi tiếng Nam Bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp với kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi một nét đẹp hài hòa với thiên nhiên. Nơi đây thật sự trở thành nơi trờ về cội nguồn, đời sống tâm linh, du lịch sinh thái và giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc.

Quần thể di tích Núi Bà trải rộng trên một diện tích 24 km, cao nhất cùng Đông Nam Bộ (986m). núi được cấu tạo bời đá granit, granodionit… nên đỉnh khá nhọn và nền tương đối dốc với 3 đỉnh cao: Núi Bà 986m, Núi Phùng 372m và Núi Heo 355m. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một sô hang động được các Tăng Ni, Phật Tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổm động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà, …

Sau tết Nguyên đán, du khách từ bốn phương hội về đây , hội xuân núi Bà Đen bắt đầu từ ngày mùng 4 tháng giêng và kéo dài trong suốt tháng giêng với các sự kiện, lễ truyền thống cách mạng cùng với các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Các lễ hội được xem là quan trọng nhất ở Bà Đen trong năm là: lễ hội xuân núi Bà Đen, lễ hội truyền thống cách mạng cùng các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Các lễ hội được xem là quan trọng nhất ở núi Bà Đen trong năm là : lễ hội xuân núi Bà Đen, lễ hội truyền thống động Kim Quang tổ chức vào các ngày mùng 4,5,6 tháng 5 âm lịch. Những ngày này, không khí trên núi trở nên đông vui tấp nập.

Nơi đây, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành cùng với hệ thống hang động, rừng nguyên sinh, làng văn hóa…, đã làm cho núi Bà Đen thành một điểm du lịch hấp dẫn, hàng năm thu hút khoảng hơn 1 triệu khách du lịch

Hồ Dầu Tiếng

Hồ Dầu Tiếng cách thị xã Tây Ninh 20km, là điểm du lịch nằm trong tuyến liên hoàn giữa thị xã Tây Ninh-Tòa Thánh Tây Ninh và núi Bà Đen. Hồ có diện thích 27.000h, có sức chứa 1,58 tỷ mét khối,mặt hồ Dầu Tiếng bao quát cả một vùng rộng lớn của nhiều xã, huyện thuộc địa bàn của 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Đây là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất nước. Nếu chỉ tính hồ thủy lợi thì Hồ Dầu Tiếng xếp hàng đầu trong cả nước về quy mô.

Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hòa quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát. Nơi đây sẽ thành khu nghỉ dưỡng giải trí, thể thao, công viên, sân gôn, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, bãi tắm, du thuyền, các món thể thao trên nước… Tất cả sẽ tạo nên một quang cảnh thiên nhiên tươi đẹp, một vùng du lịch hấp dẫn, đầy triển vọng. Đến đây du khách có thể thả mình trong một không gian tĩnh mịch, hòa mình vào âm thanh của thiên nhiên với tiếng chim kêu, tiếng rừng thì thầm, tiếng sóng nước dào dạt

 

ẨM THỰC TÂY NINH

Bánh tráng phơi sương

Trảng Bàng là khu vực có dân cứ sinh sống lâu đời nhất tỉnh Tây Ninh. Ngày nay, dù làng xưa đang trong quá trình đô thị hóa trở nên dông vui, sầm uất nhưng vẫn còn giữ được những món ăn dân dã xa xưa như bánh canh Trảng Bảng, bán ú lá tre… Đặc biệt nhất vẫn là bánh tráng phơi sương. Ở ấp Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng có nhiều nhà làm bánh tráng chuyên nghiệp, còn được gọi là “xóm bánh tráng”. Nhiều gia đình đã nhiều đời làm nghề này.

Để làm ra bánh tráng phơi sương, người ta phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kì. Đầu tiên là đem gạo đi vo sạch. Sau đó phải xay gạo thành bột nước, hòa muối vừa độ, rồi tráng mỏng trên hơi nước sôi và phải tráng làm hai lớp. Bánh chín trải ra vỉ tre phơi, chỉ một ngày nắng tốt là được. (Công đoạn tiếp theo là nướng bánh). Khi nướng phải đảm bảo bánh trắng nở xốp đều nhưng vẫn giữ nguyên màu trắng… Nướng xong, người ta đem bánh tráng phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc vào ban đêm, nếu nhiều sương chỉ cần phơi mười lăm phút, phơi xong đem bọc kín trong lá chuối tươi để giữ cho bánh được mềm, xốp.

Du khách đến Tây Ninh để cảm nhận văn hóa ẩm thực, thưởng thức các món ăn dân dã nơi đây thường ghé vào thương thức các món ăn đã nổi danh trên đất Trảng Bàng: một tô bánh canh giò heo, một phần bánh tráng phơi sương cuộn rau dưa, thịt luộc nước chấm, mắm, tiêu.

Khi ăn, người ta bóc ra một tấm bánh tráng, đặt lên chiếc đĩa rồi mới lần lượt xếp vào từng loại rau, dưa, giá mình ưa thích, thêm vào một hai miếng thịt rồi cuộn tròn lại, vừa với miệng ăn. Nước mắm chuyển ra chén nhỏ rồi cầm lên để chấm.

Mắm chua          

dac san tay ninh                            

Một trong những món ăn ngon đặc sắc của dân Tây Ninh mà chỉ những người ở Nam Bộ năm mới quen ăn và thích ăn đó chính là mắm chua. Cách chế tạo mắm chua có lẽ chịu ảnh hưởng ở người Khmer, nó được cái tiến đôi chút cho phù hợp với khẩu vị của mọi người dân. Vào khoảng tháng 9 tháng 11 là mùa con xá xuống sông, suối theo nước đổ, người ta đi xúc hoặc là sa để bắt tép, cá nhỏ (cá lòng tong, rễ tre, cá đỏ đuôi) làm mắm chua trong đó ngon nhất và phù hợp nhất là cá rễ tre.

Cách làm là cá rửa sạch ướp với muối hột rang giã nhuyễn, sau đó trộn thính (gạo rang giã nhuyễn) và đường tán sau từ 15 đến 20 ngày mắm có thể ăn được. Khi ăn trộn thêm đường, tỏi, ớt hạt tiêu còn tươi cho mắm dịu lại. Mắm chua ăn chúng với rau sống, giá. Tùy theo sở thích người ta có thể ăn với cơm hoặc với bún, bánh tráng thịt lợn luộc.

 

Món ăn chay Tây Ninh

Một trong những điểm đặc sắc của ẩm thực Tây Ninh là thức ăn chay. Cư dân Tây Ninh đa số là tín đồ đạo Phật, đạo Cao Đài nên người ăn chay khá đông. Trước đây vào những ngày chaycó chợ như chợ Long Hoa hầu như chỉ bán thức ăn chay. Có những gia đình ở tây Ninh nổi tiếng về nghề nấu món ăn chay gia truyền qua nhiều đời.

Muối tôm Tây Ninh

Loại muối rang hấp dẫn du khách ngay từ cái màu đỏ tươi, đến cái vị rang thơm một cách nồng nàn mê hoặc, đến cái vị gọi mời nửa cay nửa đậm đà khiến người ta cứ muốn ăn mãi, ăn mãi không chán. Khác với loại muối trắng bình thường – khi ăn với trái cây ta sẽ chỉ thấy vị mặn nên dễ thấy  nhàm chán, hay muối ớt tươi mới đâm – cay nồng đến sịt mũi, muối tôm Tây Ninh có nhiều thành phần gồm ớt, tỏi, sả và đặc biệt là tôm, được trộn đều rồi rang lên, nên có màu đỏ đặc trưng và thơm mùi rang của nhiều loại gia vị trộn lẫn, rồi khi nhấm ở đầu lưỡi, cái vị đậm đà mặn vừa phải của muối xen lẫn vị cay của ớt, vị nồng của tôm, cùng những hương vị của những gia vị khác kết hợp lại làm nên một món chấm cay cay đầy mê hoặc, làm cho các loại trái cây như cóc, xoài, ổi… hấp dẫn hơn  nhiều.

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH EZBOOK Việt Nam
Địa chỉ: HA-S05, Tầng Trệt, Khu thương mại tòa nhà Hawaii Chung Cư New City - Số 17 đường Mai Chí Thọ, Khu phố 7, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, Tp.HCM, Việt Nam
Email: booking@ezbook.vn
Gửi yêu cầu thuê xe: