Chùa Phổ Quang, Q.Tân Bình, TP.HCM
Chùa Phổ Quang là ngôi chùa nổi tiếng lâu đời ở Q.Bình Tân, TP.HCM. Tại đây, vào bất cứ thời điểm nào trong năm, khách thập phương đến viếng chùa đề được nghe tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những lo toán, tất bật cũng theo đó mà trôi đi, chỉ còn lại tâm hồn thanh tịnh.
Chính vì lẽ đó mà nhiều người tin rằng đây là ngôi chùa giúp họ xua tan những “nghiệp chướng” sau một năm dài vất vả. Mỗi năm, chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách đến chiêm bái, vãn cảnh, cầu chúc cho một năm mới an lành, không phiền muộn.
Chùa Ngọc Hoàng, Q.1, TP.HCM
Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào năm 1892 bởi người Hoa. Trải qua hơn 100 năm nay, chùa Ngọc Hoàng vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa đặc trưng. Hiện, bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm vẫn được lưu giữ tại điện Ngọc Hoàng.
Ở Sài Gòn, nói đến chùa Ngọc Hoàng thì hầu như ai ai cũng đều biết bởi chùa nổi tiếng linh thiêng về việc cầu con cái. Ngôi chùa đã và đang là địa chỉ niềm tin cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, cho bao đôi tình nhân trắc trở… Họ đến cầu nguyện để tìm lại sự bình tâm và cân bằng.
Chùa có một khoảng sân khá rộng phía trước và được che mát bởi bóng cây Bồ Đề cổ thụ. Trong khoảng này có hồ nuôi cá nằm ngay chính giửa và hồ nuôi rùa bên tay phải từ ngoài vào. Trên mái chùa, thỉnh thoảng có đàn bồ câu đông hàng trăm con bay sà xuống sân chùa nhặt thóc rồi lại tung cánh bay lên trời; tất cả tạo nên một cảm giác bình an, thư thái cho khách hành hương.
Việt Nam Quốc Tự, Q.10, TP.HCM
Việt Nam Quốc Tự được xây dựng từ năm 1963, sau cuộc đấu tranh bất bạo động phản đối chính sách bất bình đẳng tôn giáo tại miền Nam. Đồ án mới xây xong tòa tháp 7 tầng và một dãy Tăng xá nhưng chưa hoàn thành trọn vẹn.
Đến năm 2014, TP.HCM thu hồi và bàn giao lại hơn 7.200 m2 cho Việt Nam Quốc Tự xây chánh điện và các hạng mục khác. Đến nay, công trình về cơ bản đã hoàn thành, dự kiến đến Tết Nguyên đán 2018 đã có thể đón khách thập phương.
Điểm nhấn của ngôi chùa là bảo tháp 13 tầng, cao 63m, sẽ được hoàn thành dịp Tết Nguyên đán 2018.
Đây cũng là nơi sẽ lưu giữ “xá lợi” của Hòa thượng Thích Quảng Đức, đồng thời sẽ trưng bày các tư liệu về cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo vì hòa bình và bình đẳng tôn giáo tại miền Nam năm 1963.
Trong một không gian thanh tịnh, với những cây cổ thụ đổ bóng mát quanh năm, Việt Nam Quốc Tự là một công trình kiến trúc đẹp và có ý nghĩa lịch sử. Ngôi chùa được biết đến với lối kiến trúc đậm bản sắc văn hóa Việt, nổi tiếng ở TP.HCM.
Chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào năm 1964 và là một trong những ngôi chùa có cơ sở vật chất khang trang bậc nhất ở TP.HCM. Tọa lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đây là nơi từng ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi cùng năm 1964.
Chùa có kiến trúc độc đáo, các góc mái chùa đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc: mái trước chồng diêm. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân và các góc có hình đầu phượng. Những công trình chạm khắc gỗ có bao lam tứ linh, bao lam cửu long, đặc biệt là có phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng ở trong nước và một số nước châu Á.
Chùa Hoằng Pháp, H.Hóc Môn, TP.HCM
Chùa Hoằng Pháp là một ngôi chùa lớn và có tiếng tại huyện Hóc Môn, TP.HCM trong hơn nửa thế kỷ qua. Cho đến nay, chùa Hoằng Pháp nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và tham gia các khóa tu Phật thất.
Được xây dựng từ năm 1957, chùa Hoằng Pháp mang dáng vẻ cổ kính của chùa miền Bắc với góc đao cong vút, 2 tầng mái ngói màu đỏ. Toàn bộ nền móng, đà, cột, trần, mái đều đúc bê tông kiên cố, tường xây gạch, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong sơn nước. Nền lót gạch granite nhập từ Tây Ba Nha. Toàn bộ cánh cửa, bao lam, án thờ đề làm bằng gỗ quý, chạm trổ rất tinh vi.
Chùa Bửu Long, Q.9, TP.HCM
Chùa Bửu Long được xây dựng năm 1942, đến năm 2007 thì được trùng tu và xây dựng thêm. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy, được xây dựng theo nét kiến trúc đặc trưng của các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Myanmar…, kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn.
Tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long, với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt đã thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái.
Chùa Giác Lâm, Q.Tân Bình, TP.HCM
Chùa Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất tại Sài Gòn cho đến thời điểm hiện tại. Đây là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo.
Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật tổ.
Chùa còn 113 ngôi tượng cổ, chủ yếu là tượng gỗ, các cột chính của chùa đều có khắc câu đối, chữ thếp vàng, khung viền đều được chạm trổ công phu. Bên trái cùa chùa là khu mộ tháp của các vị hòa thượng đã trụ trì ở đây.
Chùa Bà Thiên Hậu, Q.5, TP.HCM
Chùa Bà Thiên Hậu hay còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn được xây dựng từ khoảng năm 1760. Đây được xem là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TP.HCM.
Hiện nay, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần đối với nhiều người Hoa ở Sài Gòn và các vùng lân cận. Không những thế, ngôi chùa được xem là một công trình kiến trúc có giá trị cao về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái.
Để có được hành trình trọn vẹn cho năm mới, hãy để dịch vụ đặt xe Ezbook.vn đồng hành cùng bạn.